Áp xe nha chu là tình trạng mủ tích tụ cục bộ trong thành nướu của túi nha chu, bệnh tiến triển nhanh chóng gây phá hủy mô nha chu. Áp xe nha chu là bệnh nhiễm trùng cấp tính vùng hàm mặt phổ biến với tần suất xuất hiện sau áp xe quanh chóp răng và viêm quanh răng (hay còn được gọi là viêm nha chu). [1] [2]

Hình 1. Áp xe nha chu (phần mũi tên xanh dương)[2]

Nguyên nhân

Dịch kẽ nướu tích tụ nhiều vi khuẩn kích thích bạch cầu trung tính giải phóng enzyme lysosome dẫn đến tổn thương mô. Nguyên nhân dẫn đến áp xe nha chu bao gồm:

  • Liên quan đến viêm nha chu (thường xuất hiện với đợt cấp của bệnh nha chu không được điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị nha chu): do thay đổi vi khuẩn dướu nướu, giảm sức đề kháng của vật chủ hoặc cả hai.
  • Không liên quan đến viêm nha chu (thường do tắt nghẽn các vật lạ như chỉ nha khoa hoặc bất thường chân răng).

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường có thể làm tăng tỷ lệ mắc áp xe nha chu. [2]

Một số chủng vi khuẩn thường gặp trong ổ áp xe nha chu như Aggregatebacter actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, Prevotella intermedia, Fusobacterium nucleatum, Micromonas micros, Campylobacter rectus, Peptostreptococcus micros, Tannerella forsythia  Capnocytophaga. [1]

Porphyromonas gingivalis
Aggregatebacter actinomycetemcomitans
Fusobacterium nucleatum

Triệu chứng

Một số triệu chứng phổ biến như sưng, đau hoặc không đau (đau hơn khi cắn), răng lung lay (do mất cấu trúc nha chu). Thăm khám lâm sàng có độ sâu thăm dò > 6mm, răng mưng mủ, lung lay, đau khi sờ nắn hoặc gõ ngang, nướu răng nhô lên hình trứng, dương tính với thử nghiệm tủy răng. [2]

Biến chứng

Áp xe nha chu nếu không được điều trị có thể gây phá hủy thêm nhiều cấu trúc nha chu, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh nha chu mức độ trung bình đến nặng. Ngoài ra, áp xe nha chu có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân như sưng mặt, cổ, hạch bạch huyết hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết. [2]

Điều trị

Áp xe nha chu cần can thiệp ngay lập tức do cơn đau khởi phát nhanh. Điều trị áp xe nha chu bao gồm:

  • Phương pháp cơ học: dẫn lưu, cắt lọc cơ học, súc miệng.
  • Kháng sinh được xem là phương pháp hỗ trợ phương pháp cơ học trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, viêm mô tế bào hoặc hạch bạch huyết. [2]

Dự phòng

  • Vệ sinh răng miệng: đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng dụng cụ vệ sinh kẽ răng.
  • Kiểm soát đường huyết tốt ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Cai thuốc lá. [2]

Tài liệu tham khảo

1. Karacam K, Demir T, Baris O (2022), Identification of Dominant Bacteria Isolated From Periodontal Abscesses, Journal of Advanced Oral Research, 13(1), pp. 91-96.
2. Yousefi Y, Meldrum J, Jan AH (Updated 2023 Jun), Periodontal Abscess, In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.

Tin cùng chuyên mục

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH HÔ HẤP

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH HÔ HẤP

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAI ĐOẠN III, ĐỘ C: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP LASER VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAI ĐOẠN III, ĐỘ C: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP LASER VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

ADR CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

ADR CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA