Thực trạng bệnh học răng miệng Việt Nam

Theo GS. TS. Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, cho biết hiện nay Việt Nam có hơn 60% trẻ em và hơn 80% người lớn có viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt, tỉ lệ người trưởng thành có túi mủ bệnh lý quanh chân răng chiếm hơn 30%. Các bệnh lý trên, đặc biệt là áp xe răng, có thể phát triển tạo thành các ổ nhiễm khuẩn lớn, làm tăng trình trạng răng lung lay. [8]

Áp xe răng

Hình 1. Áp xe răng

Áp xe răng là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng thường gặp nhất khi bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu, chiếm phần lớn trong tổng số ca khám nha khoa (khoảng 35,7%). [4], [7]

Nguyên nhân áp xe răng

Sâu răng, chấn thương răng và vệ sinh răng miệng kém là những nguyên nhân thường gặp làm lớp men bảo vệ răng bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn hầu họng xâm nhập vào răng, có thể xâm nhập đến tủy, gây nhiễm trùng cục bộ hoặc lan rộng ra các vùng mô xung quanh. [6]

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Quang Dương và cộng sự (2023), thực hiện trên bệnh nhân áp xe phần mềm miệng-hàm mặt tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội cho thấy nguyên nhân do răng (chiếm 67.6%) cùng với nhiễm trùng do bệnh lý mô mềm (chiếm 29.7%) là những nguyên nhân thường gặp gây nhiễm trùng răng. [1]

Bệnh học áp xe răng

Bottger và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu hệ vi sinh vật trên bệnh nhân áp xe có nguồn gốc từ răng bằng cách phết và nuôi cấy vi sinh từ mẫu bệnh phẩm (nước bọt, mủ). Kết quả cho thấy, áp xe răng thường là nhiễm trùng đa vi khuẩn (chiếm 96%) với số lượng vi khuẩn kỵ khí và kỵ khí tùy nghi chiếm phần lớn trong tất cả các mẫu bệnh phẩm. Trong đó, các chủng PorphyromonasFusobacteria, Prevotella đặc biệt chiếm ưu thế trong mẫu mủ (Hình 3.) và cho thấy có sự gia tăng rõ rệt tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí trong ổ áp xe (Hình 2.). [3]

Hình 2. Vi khuẩn trong mẫu nước bọt (A) và mẫu mủ (B)
Hình 3. Hệ vi sinh vật trung bình trong tất cả mẫu mủ

Một số bệnh nhiễm trùng răng miệng gây áp xe răng

Áp xe răng có thể bắt nguồn từ tủy răng hoặc nha chu.

Nguồn gốc từ tủy:

  • Viêm tủy (hồi phục hoặc không hồi phục).
  • Áp xe quanh chóp.

Nguồn gốc từ nha chu:

  • Viêm nướu.
  • Viêm nha chu. [4]

Biến chứng của áp xe răng

  • Nhiễm trùng răng miệng có thể gây biến chứng viêm màng tim, cản trở đường thở, lan ra các vùng mô lân cận gây hoại tử hoặc thậm chí gây nhiễm trùng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. [1]
  • Một số biến chứng nghiêm trọng khác như viêm tủy xương, áp xe sau họng và cạnh họng, viêm trung thất do hoại tử, viêm màng não, viêm mủ dưới màng cứng,… Thậm chí, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết gây suy hô hấp và làm huyết động học không ổn định. [4]

Điều trị

Nhiễm trùng răng không biến chứng cho tiên lượng tốt. Tiên lượng xấu khi ổ nhiễm trùng lan rộng đến vùng cổ sâu. Vì vậy, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc điều trị

Phẫu thuật, loại bỏ ổ nhiễm trùng thông qua dẫn lưu, điều trị tủy, nhổ răng.
Sử dụng kháng sinh được được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị phẫu thuật khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan rộng toàn thân. Kháng sinh được chọn phải nhắm đến các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng, đặc biệt là các vi khuẩn kỵ khí như chủng Porphyromonas, FusobacteriaPrevotella. [4]

Sản phẩm Rodogyl®

Hình 4. Sản phẩm Rodogyl (Spiramycin 750.000 IU + Metronidazol 125mg)
  • Rodogyl là kháng sinh phối hợp bao gồm 2 hoạt chất chính là spiramycin 750.000IU và metronidazole 125mg.
  • Được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng ở người lớn và trẻ em.
  • Metronidazol cho hiệu quả trên các chủng vi khuẩn kị khí như: Fusobacterium, Porphyromonas, Prevotella. Trong đó, Porphyromonas, Prevotella là các chủng nhạy cảm với spiramycin.
  • Thuốc phân bố tập trung trong khoang răng/miệng như: xương ổ răng, mô lợi, nước bọt.
  • Phối hợp 2 kháng sinh tạo tính hiệp lực: làm giảm đáng kể MIC trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí, tăng tỉ lệ vi khuẩn nhạy cảm lên 96%.
  • Liều dùng:

Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia ra 2 hoặc 3 lần/ngày, hoặc 8 viên/ngày trong trường hợp nặng.

Trẻ em 6-10 tuổi: 2 viên/ngày

Trẻ em 10-15 tuổi: 3 viên/ngày.

  • Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Thận trọng ở phụ nữ cho con bú do thuốc bài tiết qua sữa.
  • Không dùng chung với đồ uống hoặc chế phẩm thuốc có chứa cồn do gây hội chứng Disulfiram. [2]

Dự phòng

Vệ sinh răng miệng:

  •  Đánh răng: tần suất đánh răng tùy thuộc theo nhu cầu cá nhân.
  • Vệ sinh kẽ răng: đãnh kẽ răng, dùng chỉ nha khoa hằng ngày.

Thăm khám nha khoa thường xuyên.

Sử dụng nước súc miệng.

Giảm thực phẩm chứa đường. [5], [4]

Tóm lại

Áp xe răng là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng răng miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân áp xe răng cần được điều trị kịp thời bằng phẫu thuật kết hợp với sử dụng kháng sinh như spiramycin+metronidazole cho tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn kỵ khí thuộc chủng Fusobacterium, Porphyromonas Prevotella. Thêm vào đó, các biện pháp dự phòng như vệ sinh răng miệng, thăm khám nha khoa thường xuyên, sử dụng nước súc miệng và giảm các thực phẩm chứa đường cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng tránh nhiễm trùng răng miệng do áp xe răng.

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Quang Dương, Hoàng Thị Hương, Lê Ngọc Tuyến (2023), Kết quả cấy và sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ trong nhiễm khuẩn khoang vùng hàm mặt tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội, Tạp chí y học Việt Nam, trang 19-22.
  2. Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Rodogyl
  3. Böttger S, Zechel-Gran S, Schmermund D và cộng sự (2021), Microbiome of Odontogenic Abscesses, Microorganisms,9(6), pp.1307.
  4. Erazo D, Brizuela M, Whetstone DR (cập nhật 13/11/2023), Dental Infections, In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.
  5. Rathee M, Jain P (cập nhật 27/03/2023), Gingivitis, In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.
  6. Sanders JL, Houck RC (cập nhật 20/02/2023), Dental Abscess, In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.
  7. Vytla S, Gebauer D (2017), Clinical guideline for the management of odontogenic infections in the tertiary setting, Aust Dent J., 62(4), pp. 464-470. 
  8. Trang web: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/viet-nam-hien-co-hon-90-nguoi-co-benh-ve-rang-mieng

Tin cùng chuyên mục

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÚT THUỐC LÁ VÀ BỆNH NHA CHU

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÚT THUỐC LÁ VÀ BỆNH NHA CHU

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

BỆNH NHA CHU VÀ BIẾN CỐ TIM MẠCH

BỆNH NHA CHU VÀ BIẾN CỐ TIM MẠCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *