Hiện tại, ở Việt Nam đặc biệt là khu vực phía Nam đang đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục từ đầu năm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Mặc dù có biện pháp bảo vệ trước ánh nắng mặt trời tuy nhiên vẫn có rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương da với biểu hiện lâm sàng vết cháy nắng quá mức và giới hạn ở những vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: cảm giác đau và nóng rát, đôi khi có nổi mụn nước và tăng sắc tố sau viêm thường xảy ra sau đó. Và đó là biểu hiện của Viêm da tiếp xúc ánh sáng. Cùng Codupha tìm hiểu thêm về Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhé.
1. VIÊM DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG LÀ GÌ?
Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một phản ứng viêm da xảy ra khi tia cực tím (tia UV) hoặc ánh sáng nhìn thấy tương tác với một chất phản quang bôi tại chỗ hoặc toàn thân.
Viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể được chia thành hai loại:
- Viêm da tiếp xúc nhiễm độc ánh sáng (PTCD: phototoxic contact dermatitis), còn được gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD: photoallergic contact dermatitis).
2. AI CÓ THỂ BỊ VIÊM DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG?
Bất cứ ai, nam hay nữ, đều có thể bị viêm da tiếp xúc ánh sáng với tỉ lệ:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng (PTCD): 5–6%
- Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD): 2–8%.
Các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp bao gồm làm việc ngoài trời (ví dụ: người làm vườn, nông dân, thợ xây dựng, thợ mộc, thợ lợp mái nhà và công nhân làm đường) và làm việc với các loại cây có chứa psoralens (ví dụ: công nhân thu hoạch và đóng hộp cần tây).
Viêm da tiếp xúc ánh sáng cũng có thể xảy ra như một phản ứng khi sử dụng kem chống nắng, nước hoa, thuốc, mỹ phẩm và các chất khác.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG
Viêm da tiếp xúc với ánh sáng (PCD) là kết quả của sự tương tác của hai yếu tố:
- Chất phản quang (chất có khả năng gây ra viêm da tiếp xúc ánh sáng), được bôi tại chỗ hoặc theo đường toàn thân trước khi đến da qua hệ tuần hoàn.
- Tiếp xúc với tia cực tím, chủ yếu là bức xạ tia cực tím A (UVA), hoặc ánh sáng khả kiến.
a. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng (PTCD)
Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng (PTCD) là một phản ứng không miễn dịch, được cho là kết quả của các gốc tự do tạo ra bởi các phản ứng ánh sáng gây hại trực tiếp cho da. Bất cứ ai tiếp xúc với các tác nhân quang hóa và ánh sáng có bước sóng thích hợp đều có thể bị viêm da nhiễm độc quang hóa.
Các tác nhân quang hóa phổ biến bao gồm:
- Thực vật có chứa furocoumarins (psoralens), ví dụ như trái cây họ cam quýt chanh, quả sung, cỏ thi, cần tây, rau ngò tây, rau mùi tây/cỏ bò, đậu và cà rốt.
- Than đá và các sản phẩm của than đá.
- Thuốc nhuộm
- Chất bảo quản gỗ
- Các loại thuốc như:
- Tetracycline (doxycycline)
- Thiazide
- Thuốc sulfa (ví dụ, sulfonamid, sulfonylurea)
- Phenothiazin
- Amiodaron
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
b. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD)
Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD) là một phản ứng miễn dịch, cụ thể là phản ứng quá mẫn muộn xảy ra khi tác nhân nhạy cảm ánh sáng được kích hoạt bằng ánh sáng. Khi chất này được thoa lên da và sau đó tiếp xúc với tia UV, ở một số người, một thành phần nhỏ trong chất này (hapten) sẽ liên kết với một loại protein trong da để tạo thành kháng nguyên. Kháng nguyên này sau đó được tiếp nhận bởi một tế bào trình diện kháng nguyên và được vận chuyển đến các tế bào Lympho gần đó, nơi các tế bào T-cell đặc hiệu được hoạt hóa. Nếu bệnh nhân bị mẫn cảm sử dụng lại cùng một hóa chất, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra phản ứng chàm hóa.
Các tác nhân dị ứng ánh sáng thường gặp :
- Các thành phần chống nắng hóa học như benzophenone-3 và cinnamate (ví dụ: octocrylene)
- Nước hoa và chất tạo mùi.
- NSAIDs như ketoprofen tại chỗ, etofenamate tại chỗ, gel piroxicam.
4. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG
Trong cả hai loại viêm da tiếp xúc ánh sáng, tổn thương da thường giới hạn ở các vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: mặt, cổ, vùng hình chữ V của ngực và mặt duỗi cánh tay.
Các vùng sau đây thường không bị ảnh hưởng: mí mắt trên, vùng dưới cằm, vùng sau tai và nếp gấp da ở cổ.
Đặc điểm lâm sàng của viêm da tiếp xúc kích ứng do ánh sáng:
a. Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng trông giống như một vết cháy nắng quá mức và giới hạn ởnhững vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân có cảm giác đau và nóng rát. Đôi khi có nổi mụn nước. Tăng sắc tố sau viêm thường xảy ra sau đó.
b. Viêm da thực vật ánh sáng là một dạng viêm da do cây cối, xảy ra phản ứng quang độc sau khi nhựa cây chứa psoralen tiếp xúc trên da, sau đó tiếp xúc với bức xạ tia cực tím A (UVA). Phát ban biểu hiện dưới dạng các vệt đỏ và mụn nước đau không kèm theo ngứa. Viêm da thực vật ánh sáng thường tự khỏi để lại tăng sắc tố sau viêm.
Đặc điểm lâm sàng của viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng
a. Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng trông giống như viêm da tiếp xúc dị ứng. Các tổn thương da gây ngứa và chủ yếu giới hạn ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc dù đôi khi có thể xảy ra ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với việc tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng, các tổn thương da có thể trở nên lichen hóa.
b. Các đặc điểm lâm sàng khác nhau ở các loại da khác nhau: Bệnh nhân có loại da sẫm màu có nhiều khả năng bị tăng sắc tố sau viêm hơn.
5. BIẾN CHỨNG:
- Tăng sắc tố sau viêm
- Hình thành mụn nước
- Nhiễm trùng
- Phản ứng ánh sáng dai dẳng có thể phát triển thành viêm da quang hóa mạn tính.
6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:
a. Các biện pháp chung:
- Xác định và tránh các tác nhân gây phản ứng quang học.
- Tránh các hóa chất có thểphản ứng chéo với tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng kem chống nắng và quần áo chống nắng (ví dụ: áo dài tay, mũ).
b. Các biện pháp cụ thể:
- Sử dụng kem chống nắng phù hợp. Kem chống nắng vật lý như oxit kẽm và titan dioxide là một lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân bị phản ứng với ánh sáng khi thoa kem chống nắng hóa học.
- Sử dụng Corticoid tại chỗ (
Desonide,…
) hoặc chất ức chế Calcineurin (Tacrolimus
) có thể được sử dụng khi viêm da tiếp xúc ánh sáng. - Viêm da dị ứng ánh sáng lan rộng có thể được điều trị bằng thuốc Corticosteroid toàn thân trong thời gian ngắn.
7. SẢN PHẨM ADERNIDE
Hiện tại công ty Codupha đang phân phối sản phẩm bôi da có hoạt chất Desonide (Corticoid) đó là:
Kem bôi da Adernide 0,1% có hoạt chất chính là Desonide 0.1% – là Corticoid có hoạt tính trung bình dùng cho trẻ lớn và người lớn – Phác đồ của Bộ Y Tế. Bôi 2 lần/ngày, không quá 4 tuần. Codupha đang phân phối ở 3 dạng khối lượng là 10g, 20g và 30g phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh. [2]
Tài liệu tham khảo:
- Photocontact dermatitis – Author(s): Dr Ahmed Tahoun, Dermatologist, Menoufia University, Egypt (2023) March 2023
- Tờ hướng dẫn sử dụng Adernide