Viêm quanh cuống răng (hay còn được gọi là viêm quanh chóp) là tình trạng viêm cục bộ các mô quanh chóp có nguồn gốc từ tủy, viêm quanh chóp tiến triển làm phá hủy mô và cấu trúc xung quanh có hoặc không kèm áp xe. Khoảng 52% người lớn trên thế giới có ít nhất 1 răng bị ảnh hưởng do viêm quanh chóp. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân, tần suất điều trị nội nha hoặc mất răng ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Hình 1. Áp xe nha chu (hình bên trái) và áp xe quanh chóp (hình bên phải) [Nguồn Internet]

Nguyên nhân

Sâu răng tiến triển, chấn thương răng hoặc phẫu thuật nha khoa có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm quanh chóp do vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng dẫn đến tủy nhiễm trùng. Nhiễm trùng tủy dẫn đến quá trình viêm cục bộ, nếu viêm tiến triển có thể dẫn đến phá hủy các mô quanh chóp hoặc nghiêm trọng hơn làm tổn thương tế bào tủy, làm giảm khả năng sống của tủy thậm chí là hoại tử tủy.

Mặc dù phản ứng viêm kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể nhưng các tế bào và phân tử miễn dịch không thể thâm nhập hiệu quả vào ngà răng để loại bỏ các yếu tố gây bệnh do lỗ chóp hẹp và men răng bao quanh các cấu trúc xung quanh.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm quanh cuống răng rất đa dạng, từ không triệu chứng đến nhiều triệu chứng lâm sàng rõ ràng như phá hủy cấu trúc xương xung quanh kèm có hoặc không có áp xe. Phân loại viêm quanh chóp dựa vào biểu hiện lâm sàng được chia thành viêm quanh chóp cấp tính và viêm quanh chóp mạn tính.

Viêm quanh chóp cấp tính

Một số triệu chứng như đau, nhạy cảm khi ấn, khó ăn tại vùng răng bị viêm và cảm giác răng nhô lên. Răng mềm khi sờ, ấn, đau khi gõ, hình ảnh mô quanh chóp trên X-quang thường không thay đổi (đôi lúc có thể thấy dây chằng nha chu bị gia tăng về chiều rộng).

Hình 2. Áp xe quanh chóp cấp tính

Viêm quanh chóp mạn tính

Thường không có triệu chứng, phát hiện thông qua thay đổi của dây chằng nha chu, xương ổ răng trên phim chụp X-quang, không nhạy với thử nghiệm tủy, răng không mềm khi sờ, ấn hoặc gõ.

Biến chứng

Nhiễm trùng lan rộng vào các khoang sâu có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như đau thắt ngực Ludwig, đe dọa đường thở và cấu trúc các khoang dưới cằm, dưới hàm, dưới lưỡi.

Điều trị

Mục đích của điều trị là giảm vi khuẩn trong ống tủy và ngăn ngừa nhiễm trùng trở lại.

  • Điều trị nội nha (hay còn được gọi là chữa tủy): sau điều trị nội nha, tổn thương quanh chóp lành lại và lành hoàn toàn trong vòng 6 tháng đến 2 năm. Cần có các cuộc hẹn theo dõi sau điều trị nội nha, trường hợp bệnh sau điều trị, điều trị nội nha không phẫu thuật hoặc phẫu thuật cắt chóp răng là điều trị thay thế để cứu răng.
Hình 3. Điều trị nội nha [Nguồn Internet]
  • Kháng sinh (chỉ dùng khi bệnh nhân có viêm quanh chóp khởi phát nhanh trong vòng 24 giờ, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có triệu chứng toàn thân bao gồm bệnh bạch huyết, sốt trên 38 độ,…).

Tài liệu tham khảo

1. Blake A, Tuttle T, McKinney R (update 2023 Jul 17), Apical Periodontitis, In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.

Tin cùng chuyên mục

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH HÔ HẤP

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH NHA CHU VÀ BỆNH HÔ HẤP

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAI ĐOẠN III, ĐỘ C: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP LASER VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAI ĐOẠN III, ĐỘ C: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP LASER VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

ADR CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

ADR CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA